Thẻ đen là gì? Những đặc quyền khi sở hữu chiếc thẻ đen quyền lực

Dù không phải ai cũng có thể tận mắt thấy một chiếc thẻ đen ngân hàng nhưng "thẻ đen" được rất nhiều người nhắc tới, họ đều là những người giàu có hoặc nổi tiếng. Vậy thẻ đen là gì? Và những đặc quyền nào dành cho khách hàng khi được sở hữu chiếc thẻ đen quyền lực này? Cùng Lingo nâng cao kiến thức ngân hàng của mình về chiếc thẻ đen ngân hàng mang nhiều đặc quyền này nhé.

Thẻ đen ngân hàng là gì?

Thẻ đen ngân hàng (thẻ tín dụng đen - Black Card) là thẻ loại bạch kim (Platinum), dòng thẻ tín dụng cao cấp nhất của một ngân hàng.
Thẻ đen ngân hàng là gì?
Để sở hữu được thẻ đen khách hàng phải thỏa mãn những điều kiện nhất định, giá trị của thẻ đen chủ yếu là nằm ở tài sản của người sở hữu thẻ và các đặc quyền họ được ngân hàng trao cho khi sử dụng thẻ đen. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng quyền cấp thẻ tín dụng đen. Do đó, thẻ đen thường rất ít trên thị trường. Khái niệm về thẻ đen áp dụng cả trong và ngoài nước. Đặc điểm nổi bật của thẻ đen Đặc điểm nổi bật tạo nên giá trị của thẻ đen là chủ sở hữu thẻ đều là những người có số tiền trong tài khoản lên đến hàng chục tỷ đồng phù thuộc vào chính sách của từng ngân hàng cấp thẻ đen, tuy nhiên đều yêu cầu số tiền tối thiểu trong tài khoản rất cao. Với dòng thẻ cao cấp này thì phí duy trì cao hơn gấp nhiều lần so với thẻ thông thường. Thẻ đen ngân hàng rất hạn chế số lượng phát hành. Ngay cả khi có cả số tiền rất lớn trong tài khoản thì việc cấp thẻ đen cũng không hề dễ dàng bởi loại thẻ này chỉ được cấp cho những đối tượng khách hàng nhất định. Vậy những điều kiện để mở thẻ đen ngân hàng là gì? cùng Lingo tìm hiểu ngay phần tiếp theo nhé.

Điều kiện mở thẻ đen ngân hàng

Những quy định để mở thẻ đen ngân hàng không phải ai cũng đạt được và những yêu cầu đó bao gồm:
Điều kiện mở thẻ đen ngân hàng
- Người đăng ký mở thẻ đủ 15 tuổi và có đầy đủ năng lực pháp lý theo đúng quy định của pháp luật. - Mức chi tiêu tối thiểu ≥ 25.000 USD/mỗi năm ≈ 590 triệu đồng. - Thu nhập trung bình hàng năm ít nhất là khoảng 1,3 triệu USD ≈ 30,6 tỷ đồng. - Tổng tài sản trong tài khoản ngân hàng tối thiểu khoảng 16 triệu USD ≈ 377 tỷ đồng. - Mức phí bảo trì 2.500 USD ≈ 59 triệu đồng mỗi năm khi sử dụng loại thẻ này. - Và một số điều kiện khác tùy theo quy định của ngân hàng. Ngay cả khi thỏa mãn về tài chính ít người có được thì cũng có thể khách hàng chưa được cấp thẻ đen, do đó, thẻ đen có giá trị quyền lực bởi số lượng thẻ rất ít được phát hành. Còn nếu bạn đã đạt được các điều kiện để mở thẻ đen thì chúng ta sẽ tiến hành những thủ tục mở thẻ đen như thế nào?

Thủ tục đăng ký mở thẻ đen ngân hàng

Để đăng ký mở thẻ tín dụng đen, khách hàng cần chuẩn bị thủ tục và đăng ký theo hướng dẫn như sau

Thủ tục hồ sơ

- Đơn yêu cầu phát hành thẻ đen (theo mẫu của ngân hàng); - CCCD/CMND còn hiệu lực cả bản gốc và bản sao; - Hợp đồng sử dụng thẻ đen; - Giấy tờ chứng minh tài chính; - Bản sao: thị thực, giấy tạm trú, hợp đồng lao động hoặc chứng minh cư trú hợp pháp (từ 12 tháng trở lên) tại Việt Nam.

Đăng ký thẻ đen ngân hàng

Đăng ký thẻ đen ngân hàng
Bước 1: Mang hồ sơ đã chuẩn bị và đến chi nhánh ngân hàng gần nhất. Bước 2: Yêu cầu mở thẻ và điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn của giao dịch viên. Bước 3: Đợi ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ của khách hàng đăng ký hồ sơ. Nếu bạn đủ các điều kiện và ngân hàng chấp nhận phát hành thẻ thì sẽ được nhận thẻ trong 5 - 7 ngày làm việc. Bước 4: Sau khi nhận thẻ, bạn đăng nhập vào Mobile Banking của ngân hàng > chọn mục “Thẻ” và nhập mã PIN để kích hoạt thẻ.

Đặc quyền khi sở hữu thẻ đen quyền lực

Phải thỏa mãn những điều kiện khắt khe về tài chính và các phí liên quan không hề nhỏ là do những đặc quyền của khách hàng khi sở hữu thẻ đen cũng vô cùng hấp dẫn. Vậy thẻ đen ngân hàng quyền lực như thế nào? Mời các bạn theo dõi tiếp nhé.
Đặc quyền khi sở hữu thẻ đen quyền lực
- Khách hàng được mặc định cung cấp bảo hiểm toàn cầu, gồm: bảo hiểm rút tiền, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm hoãn chuyến bay, bảo hiểm giao dịch, bảo hiểm tư trang,... tùy theo quy định của từng ngân hàng. - Hỗ trợ 24/7 cho các dịch vụ đặt phòng khách sạn miễn phí, sử dụng phòng chờ sân bay cao cấp, lối đi riêng. - Cung cấp những dịch vụ đi kèm như tin nhắn SMS banking, internet-banking, thanh toán online sử dụng chữ ký điện tử (Token),... được tích hợp sẵn và miễn phí. - Chi trả hoàn tiền cashback cho chủ thẻ căn cứ vào số tiền mà chủ sở hữu đã chi từ thẻ tín dụng. - Có thể rút tiền và thực hiện giao dịch ở mọi nơi trên thế giới. - Hạn mức tín dụng chi tiêu hấp dẫn, cao hơn nhiều lần so với thẻ thông thường. - Nhận ưu đãi từ các hãng bay nội địa và quốc tế thông qua chương trình tích lũy chặng bay để chi trả điểm thưởng. - Các chương trình tặng thưởng với giá trị hấp dẫn từ một số ngân hàng khi khách hàng sử dụng thẻ đen ngân hàng để thanh toán. Ngoài ra, khách hàng còn được nhận ưu đãi tại các sân Golf cao cấp trong và ngoài nước. Thẻ đen quyền lực không chỉ mang đến những đặc quyền to lớn cho chủ thẻ mà còn giúp khách hàng khẳng định vị thế bản thân. Bởi vì không phải ai cũng có thể sở hữu được tấm thẻ này mà phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng thẻ đen

Vì những điều kiện để được thẻ đen ngân hàng là rất hạn chế, vậy nên khi đã sử dụng thẻ đen các bạn cần lưu ý những điều sau khi sử dụng:
Những lưu ý khi sử dụng thẻ đen ngân hàng

Top 8 thẻ tín dụng đen của các ngân hàng tại Việt Nam

Danh sách top thẻ tín dụng đen của các ngân hàng tại Việt Nam được Lingo theo thứ tự các ngân hàng uy tín tại Việt Nam, không theo thứ tự hạn mức, mời các bạn tham khảo.

#1 Thẻ Đen Agribank

#2 Thẻ Đen ACB

Thẻ đen ngân hàng ACB

#3 Thẻ Đen BIDV

#4 Thẻ Đen Vietcombank Visa Platinum

#5 Thẻ Đen Vietinbank

Thẻ đen ngân hàng VietinBank

#6 Thẻ Đen MB Bank

#7 Thẻ Đen Techcombank

Thẻ đen ngân hàng Techcombank

#8 Thẻ Đen VPBank

Ở Việt Nam thì các thẻ tín dụng đen được phát hành với các khách hàng có thu nhập ổn định hàng tháng tối thiểu 20 - 30 triệu đồng, tuy nhiên để biết mình có đạt điều kiện để mở thẻ đen hay không, các bạn vui lòng liên hệ ngân hàng để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm: Thẻ phi vật lý là gì? Sử dụng thẻ phi vật lý có rủi ro không?