Niêm yết là gì? Cách xem giá niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

Với những bạn muốn tham gia đầu tư chứng khoán, chúng ta nên biết những điều cơ bản về chứng khoán như niêm yết chứng khoán là gì? Công ty niêm yết chứng khoán là gì? Cách xem giá niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán ra sao? Tại bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về niêm yết chứng khoán cũng những điều cơ bản khác liên quan niêm yết chứng khoán, để có cái nhìn rõ nét hơn nhé.

Niêm yết là gì?

Niêm yết là việc công khai hoá những văn bản, cáo thị nhằm mục đích thông tin, phổ biến, quảng cáo, vận động quần chúng hưởng ứng thi hành nội dung văn bản, cáo thị đó. Chúng ta thường hay nghe về: niêm yết số báo danh, niêm yết điểm thi, niêm yết cáo thị.... Vậy niêm yết chứng khoán là gì? Niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Bạn có thể hiểu là sau khi công ty thỏa mãn đủ điều kiện yêu cầu về Vốn điều lệ, báo cáo hoạt động sxkd, phương án phát hành cổ phiếu, phương án sử dụng vốn... và nhiều yêu cầu khác của Sở giao dịch chứng khoán, thì công ty được phép niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Niêm yết chứng khoán bao gồm: – Niêm yết tên tổ chức phát hành; – Niêm yết giá chứng khoán.
Niêm yết chứng khoán là gì?
Tại hình mình họa trên bạn có thể thấy Mã CK: AAA - Tên DN niêm yết: Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh - Khối lượng ĐK niêm yết: 382.274.496 cổ phiếu, Khối lượng lưu hành: 382.274.496 cổ phiếu - Ngày niêm yết: 06/10/2016.

Vì sao cần niêm yết chứng khoán?

Việc niêm yết chứng khoán nhằm đạt được những mục đích sau: - Thiết lập quan hệ hợp đồng giữa Sở giao dịch chứng khoán với tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết, từ đó qui định trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức phát hành trong việc công bố thông tin, đảm bảo tính trung thực, công khai và công bằng. - Từ việc đảm bảo tính trung thực, công khai và công bằng của tổ chức phát hành trong việc công bố thông tin nhằm đảm bảo cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. - Hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định, xây dựng lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán bằng cách lựa chọn các chứng khoán tiềm năng từ những thông tin trung thực, công khai. - Việc xác định giá chứng khoán được công bằng trên thị trường đấu giá. Thông qua việc niêm yết công khai, giá chứng khoán được hình thành dựa trên sự tiếp xúc hiệu quả giữa cung và cầu chứng khoán.

Giá niêm yết là gì?

Giá niêm yết được hiểu là bảng giá thông báo giá hàng hóa - dịch vụ của người bán để giúp cho người mua biết giá của sản phẩm. Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP cách thức niêm yết giá như sau:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết. Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng. Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó.
Thực ra trong thị trường chứng khoán, do tính chất biến động giá liên tục, giá niêm yết có tính chất tham khảo, để từ mức giá đó người mua và người bán chọn những mức giá mua và bán phù hợp với loại cổ phiếu mà mình đã chọn.Ví dụ thực tiễn cho bạn đọc dễ hiểu sẽ được nêu ra ở mục dưới đây 👇

Ví dụ thực tiễn về giá niêm yết

Mình sẽ lấy ví dụ về mã CK ACB - Tên công ty: Ngân hàng TMCP Á Châu. Giá tham chiếu (mức giá tại giao dịch gần nhất) là 24.500đ/1cp, đây cũng là giá để tham khảo cho việc mua hoặc bán cổ phiếu sẽ diễn ra tại phiên tiếp theo. Giá trên sàn SSI, giá trần niêm yết là 26.200 đồng và giá sàn là 22.800 đồng. (Bảng giá sử dụng tại sàn SSI) Tuy nhiên khi giao dịch thực tế, khi bên mua muốn mua giá thấp nhất thì chúng sẽ xem giá thấp nhất ở mực "Giá 3" với mức giá 24.750đ/1cp, khối lượng 400 cổ phiếu. Và lúc này, cột Khớp lệnh giá của cổ phiếu ACB đang ở mức 25.000đ/1cp, cao hơn mức người mua muốn mua, do vậy người mua cần phải chờ đợi xem có hạ giá bán xuống mức 24.750đ/1cp hay không để khớp lệnh. Nếu muốn mua ngay cổ phiếu này do bạn kỳ vọng nó sẽ tăng nhanh mà không cần chờ thì bạn có thể mua ở mức giá khớp lệnh là 25.000đ/1 cổ phiếu. Lúc này giao dịch sẽ diễn ra tại mức giá 25.000đ/1cp.
Ví dụ thực tiễn về giá niêm yết
Người mua muốn mua giá thấp nhất, người bán muốn bán giá cao nhất luôn là mong muốn của kẻ mua người bán trong mọi giao dịch, tuy nhiên, họ cần đặt ra các mức giá phù hợp để khớp lệnh mua/bán, giao dịch mới có thể thành công. Như ở ví dụ trên ta có thể thấy, để khớp lệnh cổ phiếu ACB tại phiên giao dịch, người mua cần phải mua ở mức giá 25.000đ/1 cổ phiếu, tăng lên 500đ so với mức giá tham chiếu tại phiên giao dịch trước đó và tăng lên 250đ/1cp so với giá đặt ra ban đầu.

Cách xem giá niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

Khi xem giá niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, ta sẽ thấy hiện thị những mục: CK, Trần, Sàn, TC, Bên mua, Bên bán.... Các cột này có ý nghĩa như thế nào? Lingo sẽ hướng dẫn bạn cách xem giá niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nhé. Và ở ví dụ trên đã lấy ví dụ giá của sàn SSI, ở mục này mình sẽ hướng dẫn cách xem tại sàn VNDIRECT để các bạn có nhiều thêm sự tham khảo.
Cách xem giá niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Mã CK - Mã chứng khoán Mã chứng khoán là danh sách các mã chứng khoán giao dịch, được sắp xếp theo thứ tự Alphabet. Mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, thường là tên viết tắt của công ty đó. TC - Giá tham chiếu Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Giá tham chiếu có ô màu vàng nên nhà đầu tư hay gọi là Giá vàng. Tại sàn UPCOM Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất. Trần - Giá trần Là mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán (mua) chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá có màu tím nên còn có tên gọi là giá tím. Cách tính giá trần của các sàn không giống nhau: Sàn - Giá sàn Mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua (bán) chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá có màu xanh lam nên có tên gọi khác là giá xanh lam. Cách tính giá sàn: Tổng KL - Tổng khối lượng khớp (lệnh) Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu. Bên mua Tại cột Bên mua bạn có thể thấy 3 cặp cột chờ mua: "Giá 3 -KL 3", "Giá 2 - KL 2" và "Giá 1 - KL 1". Mỗi cặp cột Giá và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt mua tương ứng. Khớp lệnh Nếu bạn muốn mua, thì nó thể hiện việc bạn chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (Không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán). Nếu bạn muốn bán thể hiện rằng chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn). Ở cột này gồm 3 yếu tố: Bên bán Giống như "Bên mua", ở cột "Bên bán" có 3 cặp cột chờ bán "Giá 1 -KL 1", "Giá 2 - KL 2" và "Giá 3 - KL 3". Mỗi cặp cột bao gồm Giá bán và Khối lượng (KL) bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt bán tốt nhất (giá đặt bán thấp nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt bán tương ứng. Giá Tại cột giá sẽ thể hiện 3 cột giá ở mức Cao - Trung Bình - Thấp. Mỗi mức Giá có ý nghĩa khác nhau: Dư (Dư mua và Dư bán) Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp. Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch. ĐTNN Mua/Bán (Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán) Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 2 cột Mua và Bán) Ngoài ra, tại hàng trên cùng (hình minh họa) các bạn sẽ thấy các chỉ số thể hiện như: - Chỉ số VN-Index: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) - Chỉ số VN30-Index: là chỉ số tổng hợp của 30 mã cổ phiếu mà giá trị vốn hóa lớn nhất, tính thanh khoản cao nhất trên sàn HOSE - Chỉ số HNX30-Index: là chỉ số tổng hợp của 30 mã cổ phiếu mà giá trị vốn hóa lớn nhất, tính thanh khoản cao nhất trên sàn HNX - Chỉ số UPCOM: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM - Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX). - Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội (HNX) - VN100: là chỉ số tổng hợp của 100 mã cổ phiếu mà giá trị vốn hóa lớn nhất, tính thanh khoản cao nhất - VNDIAMOND: là một chỉ số cổ phiếu kim cương tại Việt Nam, được viết tắt từ Vietnam Diamond Index.

Phân loại niêm yết chứng khoán

1. Niêm yết lần đầu (Initial Listing): là việc cho phép chứng khoán của tổ chức phát hành được đăng kí niêm yết giao dịch chứng khoán lần đầu tiên sau khi phát hành ra công chúng (IPO) khi tổ chức phát hành đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về niêm yết. 2. Niêm yết bổ sung (Additional Listing): là quá trình chấp thuận của Sở giao dịch chứng khoán cho một công ty niêm yết được niêm yết các cổ phiếu mới phát hành với mục đích tăng vốn hay vì các mục đích khác như sáp nhập, chi trả cổ tức, thực hiện các trái quyền hoặc thực hiện các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu… 3. Thay đổi niêm yết (Change Listing): Thay đổi niêm yết phát sinh khi công ty niêm yết thay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, mệnh giá hoặc tổng giá trị chứng khoán được niêm yết của mình. 4. Niêm yết lại (Relisting): Là việc cho phép một công ty phát hành được tiếp tục niêm yết trở lại các chứng khoán trước đây đã bị huỷ bỏ niêm yết vì các lí do không đáp ứng được các tiêu chuẩn duy trì niêm yết.

5. Niêm yết cửa sau (Back door listing): Là trường hợp một tổ chức niêm yết chính thức sáp nhập, liên kết hoặc tham gia vào hiệp hội với một tổ chức, nhóm không niêm yết và kết quả là các tổ chức không niêm yết đó lấy được quyền kiểm soát tổ chức niêm yết.

6. Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần (Dual Listing & Partial listing): - Niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng trên một Sở giao dịch chứng khoán trong nước hoặc nước ngoài. - Niêm yết từng phần là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán đã phát hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại không hoặc chưa được niêm yết. Niêm yết từng phần thường diễn ra ở các công ty lớn do Chính phủ kiểm soát, phần chứng khoán phát hành ra thị trường do các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ được niêm yết, còn phần nắm giữ của Chính phủ hoặc tổ chức đại diện cho Chính phủ nắm giữ không được niêm yết.

Lợi ích khi đầu tư chứng khoán niêm yết

Như đã nói trong mục "Vì sao cần niêm yết chứng khoán", việc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành giúp nhà đầu tư có thêm một loại chứng khoán cửa triển vọng tốt để lựa chọn và quyết định đầu tư. Dù là những cổ phiếu của các tổ chức phát hành chuẩn bị hay vừa mới được phép niêm yết, thường được thị trường chào đón, sôi động thị trường mua bán chứng khoán. Thông tin công khai, minh bạch và trung thực nhằm đảm bảo việc tìm hiểu của nhà đầu tư về các mã chứng khoán, an toàn hơn khi đầu tư.

Công ty niêm yết là gì?

Công ty niêm yết là một công ty công cộng, phát hành cổ phiếu được phép mua bán trên các thị trường chứng khoán.Khi đã trở thành công ty niêm yết thì sẽ phải chịu sự quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt từ các cơ quan nhà nước. Công ty phải công bố minh bạch các thông tin và nguyên tắc phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn. Và để đạt được cấp phép công ty niêm yết thì cũng phải thoa mãn nhiều yêu cầu của Sở giao dịch Chứng khoán (SGDCK).
Công ty niêm yết là gì?
Trở thành công ty niêm yết chính là khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán, đây là hình thức phát triển cao nhất của một công ty. Theo Khoản 24 Điều 4 Luật CK 2019: “Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.”

Lợi ích của công ty niêm yết

Lợi ích của công ty niêm yết có 3 điểm nhấn chính là: Tăng tính thanh khoản: Chứng khoán niêm yết sẽ có khả năng giao dịch dễ dàng trên thị trường, các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán tại các phiên giao dịch mở cửa, thông thường cổ phiếu đã được niêm yết sẽ có tính thanh khoản cao hơn so với cổ phiếu chưa niêm yết.
Lợi ích của công ty niêm yết là tăng tính thanh khoản
Thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng: Đa số các công ty niêm yết trong dài hạn giá cổ phiếu đều sẽ tăng so với mức giá tại thời điểm trước khi niêm yết. Nguyên nhân là do các công ty phát hành niêm yết luôn có một nền tảng giá trị tốt. Tạo dựng uy tín - nâng cao an toàn thu hút nhà đầu tư: Để trở thành một công ty niêm yết thì cần phải đạt điều kiện nghiêm ngặt của Sở Giao dịch Chứng khoán về vốn điều lệ, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, nhân lực, nguồn lực vững mạnh... Các thông tin công bố phải trung thực, công khai, mimh bạch, nhằm đảm bảo nhà đầu tư có thêm sự an toàn khi đầu tư. Hy vọng qua bài viết này, các bạn không chỉ hiểu rõ về niêm yết là gì? công ty niêm yết là gì? mà còn có thể hiểu về cách xem giá trên các sàn giao dịch chứng khoán để bắt đầu bước đầu trở thành nhà đầu tư chứng khoán Xem thêm: Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO trong chứng khoán?