Lãi ngân hàng 1 năm của một số ngân hàng – Có nên gửi tiết kiệm 1 năm không?

Lai-suat-tiet-kiem-1-nam
Mức lãi suất gửi tiết kiệm 1 năm tại các ngân hàng có sự chênh lệch.

Có nhiều hình thức gửi, kỳ hạn gửi khác nhau, cũng có nhiều ngân hàng cho bạn chọn lựa tương ứng với những mức lãi suất cũng như quy định phù hợp. Tuy nhiên, do nhu cầu huy động vốn lớn mà các mức lãi ngân hàng 1 năm của các ngân hàng có xu hướng tăng cao.

Vậy, ta sẽ tìm hiểu mức lãi suất gửi tiết kiệm thời hạn 1 năm của các ngân hàng để có kế hoạch thông minh và hợp lý cho khoản tiền tiết kiệm của mình nhé.

Lãi suất gửi ngân hàng là gì?

Lai-ngan-hang-1-nam
Lãi ngân hàng là gì?

Lãi suất ngân hàng là phần trăm tiền lãi do ngân hàng quy định hoặc thỏa thuận giữa ngân hàng và người gửi, vay so với khoản tiền gửi, vay lúc đầu theo 1 kỳ hạn nhất định. Tiền lãi được hiểu là chi phí cơ hội cho việc không sử dụng khoản tiền đó trong một thời gian nhất định.

Có nên gửi tiết kiệm 1 năm ở ngân hàng không?

Câu hỏi đặt ra là gửi tiết kiệm kỳ hạn bao lâu là hợp lý? Có hai hình thức gửi tiết kiệm là gửi có kỳ hạn và gửi không kỳ hạn. Với lựa chọn có kỳ hạn, các ngân hàng thường có các mức kỳ hạn trải dài từ 1 tháng tới trên 12 tháng với các mức lãi suất khác nhau.

Tuy nhiên, để đảm bảo lãi suất tốt và đủ khả năng xoay xở linh hoạt, người gửi tiết kiệm thường quan tâm mức kỳ hạn 12 tháng – 1 năm.

Đây là hình thức các hộ gia đình và cá nhân ưu tiên lựa chọn. Người gửi sẽ được hưởng một khoản tiền sau kỳ hạn đầu tiên đúng bằng tiền gốc cộng tiền lãi.

Vậy, đâu là những ưu điểm thu hút khách hàng lựa chọn gói kỳ hạn 1 năm nhiều tới vậy?

  • Thứ nhất, kỳ hạn: 12 tháng. Kỳ hạn đủ dài để hướng mức lãi suất hấp dẫn từ ngân hàng, cũng vừa đủ linh hoạt để xoay chuyển nếu cần nguồn vốn.
  • Thứ hai, đơn vj đo lường: VND. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho người dân gửi chính tiền mặt vào ngân hàng mình đã đặt niềm tin.
  • Thứ ba, sự linh động trong hoạt động rút tiền trước thời gian quy đình. Người gửi thay vì hưởng mức lãi suất ban đầu sẽ hưởng mức lãi suất cho hình thức không kỳ hạn với phần trăm thấp hơn.
  • Thứ tư, thuận lợi cho việc xác mình tài chính nếu cần học tập, làm việc hoặc định cư tại nước ngoài.
  • Thứ năm, theo ngân hàng quy định, chủ sở hữu có thể chuyển nhượng, cầm cố, chiết khấu/ tái chiết khấu trong trường hợp cần thiết.

Vậy, nếu có số tiền nhàn dỗi trong một thời gian khá dài, việc cân nhắc tới lựa chọn gửi tiết kiệm 12 tháng là một lựa chọn an toàn và hợp lý. Thời gian gửi tiết kiệm này vừa đủ mang lại lợi nhuận tối ưu lại có thể quay vòng vốn trong trường hợp cần thiết.

Lai-suat-tiet-kiem- 1- nam
Ngân hàng có rất nhiều kỳ hạn gửi tiết kiệm.

Tuy nhiên, có một kinh nghiệm gửi tiết kiệm nhất định cần biết, đó là: tránh “cho trứng vào một giỏ”. Thay vì bỏ hết số tiền tiết kiệm vào một tài khoản đem gửi, việc nên làm là chia nhỏ số tiền tiết kiệm thành các tài khoản nhỏ, phù hợp với mục đích tiết kiệm và nhu cầu thực tế. Từ đó, khi có công việc phát sinh, cần huy động vốn ngay lập tức, người gửi không mất toàn bộ ưu đãi của tổng số tiền gửi do rút trước kỳ hạn.

Bên cạnh đó, lưu tâm tới độ uy tín của ngân hàng muốn gửi tiền tiết kiệm cũng như mức lãi suất là cần thiết. Một số ngân hàng có thể là lựa chọn đáng cân nhắc như: Vietcombank, Viettinbank, VIB, Techcombank,…

Cách tính lãi suất có sự khác nhau một chút giữa các ngân hàng, dẫn tới kết quả tính khác nhau. Có một số cách tính phổ biến như sau:

  • Cách 1: Tiền lãi = Tiền gửi x Lãi suất (%)/12 x 12
  • Cách 2: Tiền lãi = Tiền gửi x Lãi suất (%)/12 x 360/360

Xem thêm: Sao kê là gì? Cách nhận sao kê ngân hàng nhanh chóng nhất 

Biểu lãi ngân hàng 1 năm của các ngân hàng hiện nay

Đối với kỳ hạn gửi tiết kiệm 1 năm – 12 tháng, các ngân hàng có 2 hình thức gửi tiền phổ biến, đó là gửi tiền trực tiếp và gửi tiền online.

Lai-suat-tiet-kiem-1-nam
Mức lãi suất gửi tiết kiệm 1 năm tại các ngân hàng có sự chênh lệch.

+ Lãi suất tiền gửi trực tiếp

Ngân hàng Lãi suất gửi trực tiếp
VietABank 11,2%/năm
Vietbank 9,3%/năm
SCB 9,1%/năm
VPBank 9,05%/năm
Saigonbank 9,0% /năm
Sacombank 8,4%/năm
Techcombank 8,3%/năm
Bản Việt Bank 7,6 – 8,2%/năm
HDBank 7,9%/năm 

+ Lãi suất tiền gửi online:

Ngân hàng Lãi suất gửi online
SCB 9,07%/năm
Saigonbank 9% /năm
VPBank 8,7 – 8,9%/năm
Bản Việt Bank 8,6%/năm
PGBank 8,5%/năm
Techcombank 8,3%/năm
OCB 8,2%/năm
OceanBank 7,6%/năm
Agribank 7,4%/năm
VietinBank 7,4%/năm
Eximbank 6,9%/năm

Có thể thấy, hình thức gửi tiền online tiện lợi vì không tốn nhiều thời gian và công sức đi lại. Khách hàng chỉ cần một chiếc điện thoải đảm bảo kết nối internet, bạn hoàn toàn có thể tìm được một nơi cất trữ an toàn mà còn sinh lời cho số tiền của mình đang có.

Ngày nay, khi gửi tiền tại ngân hàng, khách hàng nên tìm hiểu kỹ mức lãi suất để so sánh giữa hai hình thức gửi. Tại một số ngân hàng, lãi suất online cao hơn vì tránh được một số chi phí về giấy tờ.

Gui-tien-online
Hình thức gửi tiền online có mức lãi suất 1 năm khác gửi tiền trực tiếp.

Bên cạnh đó, có những ngân hàng khuyến khích khách hàng mang tiền gửi tại quầy bằng cách để lãi gửi trực tiếp cao hơn lãi suất gửi tiền online. Sự chênh lệch này đến từ sự thương lượng diễn ra tại các quầy giao dịch, một thực trạng chưa thể khắc phục.

Lưu ý khi gửi tiền ngân hàng kì hạn 1 năm

Gửi tiền vào ngân hàng cũng là một hình thức đầu tư. Tuy hình thức này có sự an toàn nhất định so với những sự đầu tư, kinh doanh khác nhưng khách hàng vẫn có một số điều băn khoăn khi cân nhắc giữa các ngân hàng để chọn mặt gửi vàng.

Lai-suat-tiet-kiem-1-nam
Trước khi chọn ngân hàng gửi tiết kiệm, khách hàng có một số lưu ý.

Đặc biệt, việc tham khảo lời khuyên từ người khác luôn là một kênh thông tin thông dụng với khách hàng. Tuy nhiên, nguồn thông tin này không đáng tin vì chưa được xác thực. Điều đó dẫn tới một số tin đồn thất thiệt về ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của ngân hàng và quyết định lựa chọn của khách hàng.

Đó là lý do nhiều người lựa chọn tự cất giữ tiền thay vì tin tưởng vào một ngân hàng nào đó. Điều này làm số tiền khách hàng có nằm “chết” và vô cùng lãng phí. Là một khách hàng thông minh, ta có thể lưu ý những điều sau để đảm bảo đưa ra lựa chọn sáng suốt:

  • Thứ nhất, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn kỳ hạn 1 năm. Kỳ hạn 12 tháng tuy mang lại mức lãi suất cao nhưng khách hàng sẽ gặp khó khăn hoặc chịu thiệt thòi nếu trong thời gian gửi tiết kiệm có việc phát sinh và cần rút lại số tiền trước kỳ hạn đăng ký
  • Thứ hai, chọn mặt gửi vàng.  Cân nhắc điểm tín dụng của ngân hàng, theo dõi những đợt ưu đãi để có được lợi ích cao nhất và đặc biệt theo dõi mọi thông tin trên trang chính chủ để đảm bảo cập nhật nhanh và chính xác nhất. 
  • Thứ ba, tìm hiểu kỹ lưỡng.  Những thông tin cần tìm hiểu là lãi suất, chính sách ưu đãi, điều khoản,…để có sự so sánh cần thiết. 

Một số ngân hàng có mức lãi suất cao có thể tham khảo như: Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV, Techcombank,…Đây đều là những ngân hàng có mức lãi suất khá, điều khoản ổn định, đã xây dựng được uy tín.

Lai-suat-tiet-kiem-1-nam
Chọn ngân hàng gửi tiền cần cân nhắc rất nhiều yếu tố.

Những thông tin trên đây là nguồn tham khảo cho bạn nếu còn băn khoăn về câu hỏi: “Có nên gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm không?” bằng cách giải thích, phân tích những vấn đề xung quanh bao gồm điểm được, mất của kỳ hạn này, những lưu ý khi lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm và các thông tin tham khảo mức lãi suất của các ngân hàng. 

Mong rằng, các bạn đã có được những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định hợp lý nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.

Xem thêm: Thẻ VISA (VISA Card) là gì? Nên chọn loại thẻ VISA nào?

By admin

Tuấn Phong là 1 trong những chuyên gia hàng đầu về cố vấn tài chính tại Việt Nam. Có hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư, quản lý quỹ.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *