10 cách định giá cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay

Trên các sàn giao dịch nằm trong thị trường chứng khoán, cổ phiếu là một loại chứng khoán giao dịch phổ biến khi nó đại diện cho một phần sở hữu của công ty và cho phép chủ sở hữu cổ phiếu tham gia vào việc quản lý và nhận lợi nhuận của công ty thông qua việc công ty phát hành và bán cho các nhà đầu tư, cho phép họ có một phần quyền lực và lợi ích đối với công ty. Bên cạnh khái niệm cổ phiếu, ta cũng cần quan tâm tới giá cổ phiếu và cách định giá nó. Vậy đâu là những điểm cần lưu ý về định giá cổ phiếu? Bài viết dưới đây của Lingo.vn chắc chắn sẽ là chìa khóa cho câu hỏi này.

Những điều cần biết về giá cổ phiếu 

Giá cổ phiếu (Stock Prices) là giá trị của một cổ phiếu trong thị trường chứng khoán, được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, như tình hình kinh doanh của công ty, nền kinh tế, tâm lý thị trường, tình hình chính trị, cạnh tranh, độ tin cậy của quản lý công ty, tương lai của ngành công nghiệp, …
Những điều cần biết về giá cổ phiếu
Giá cổ phiếu có thể được phân biệt bằng những đặc điểm chính dưới đây:
Xem thêm: Cổ phiếu Blue Chip là gì? Có nên mua cổ phiếu Blue Chip không?

Định giá cổ phiếu là gì?

Định giá cổ phiếu (Stock Valuation) là một phần trong việc xác định giá trị cổ phiếu. Nó là quá trình đánh giá giá trị của một cổ phiếu thông qua các phương pháp khác nhau, nhằm xác định xem giá cổ phiếu đó có đúng với giá trị thực tế của công ty hay không. Việc định giá cổ phiếu là quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu vì nó giúp cho nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư thông minh và có lợi.
Đinh giá cổ phiếu là một hoạt động quan trọng
Dưới đây là một số vai trò và tầm quan trọng của định giá cổ phiếu: Vì vậy, định giá cổ phiếu là một quá trình quan trọng và cần thiết trong việc đầu tư chứng khoán, đóng vai trò quan trọng trong quá trình quyết định đầu tư và đóng góp vào sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Ví dụ minh họa về định giá cổ phiếu

Như đã nói ở trên, có rất nhiều phương pháp để định giá cổ phiếu, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng và áp dụng vào từng trường hợp khác nhau. Phổ biến nhất trong quá trình định giá cổ phiếu chính là những cách dưới đây: Phương pháp P/E (Price to Earning ratio) thường được người đầu tư dùng để đánh giá mối quan hệ giữa thị giá cổ phiếu (Price) và lãi của một cổ phiếu (EPS). Phương pháp này cho phép nhà đầu tư thấy số tiền cần phải bỏ ra số tiền để thu được  một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu. Chỉ số P/E thấp thì cho biết giá cổ phiếu này rẻ, ngược lại P/E cao thì giá cao tương đương.
Cách tính: P/E = Thị giá cổ phiếu (Price)/ Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS)
Ví dụ: Lợi nhuận/cổ phiếu trong 12 tháng gần nhất của Vinamilk (VNM) là: 5.540 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu VNM có giá là 133.900 đồng/cổ phiếu tại 1 thời điểm bất kỳ. Vậy VNM đang giao dịch với tỷ lệ P/E là 133.900/5.540 = 24.17. Điều này tương đương nhà đầu tư cần bỏ ra 24.17 đồng tiền thực để nhận được 1 đồng lợi nhuận của cổ phiếu VNM. Phương pháp P/B (Price to Book ratio) thường được các nhà đầu tư dùng để so sánh giá hiện tại của cổ phiếu và giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Nếu thị giá của cổ phiếu cao hơn giá ghi sổ sẽ cho thấy rằng công ty này đang có mức doanh thu trên tài sản cao.
Cách tính: P/B = Giá cổ phiếu hiện tại / (Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ)
Ví dụ: Giá thị trường của VNM là 134.900/cổ phiếu và giá trị sổ sách là 14.620/cổ phiếu. Vậy thì chỉ số P/B sẽ được tính là 134.900/14.620 = 9.22.  Phương pháp chiết khấu cổ tức (tỷ suất cổ tức) thường được tính thông qua tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt dựa trên giá cổ phiếu. Cách định giá cổ phiếu này tương đối đơn giản, phù hợp với các nhà đầu tư mới. Vì nếu doanh nghiệp nào trả cổ tức 20%/năm thì có nghĩa là họ sẽ trả 20% giá trị thực (mệnh giá) của cổ phiếu đó.
Cách tính: Chiết khấu cổ tức = Số cổ tức bằng tiền mặt / Giá thị trường
Ví dụ: Cổ phiếu có mệnh giá là 30.000 VNĐ thì cổ tức 20% là 6.000 VNĐ, còn có cổ tức 10% thì là 3.000 VNĐ.

Có thể định giá chính xác cổ phiếu không?

Không có cách định giá chính xác 100% cho một cổ phiếu bởi vì giá trị của cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các nhà đầu tư và các chuyên gia tài chính có thể sử dụng các phương pháp định giá khác nhau để ước tính giá trị của một cổ phiếu, nhưng một số yếu tố như sự thay đổi của thị trường, các yếu tố kinh tế và chính trị, và các yếu tố công ty cụ thể có thể ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu.
Định giá cổ phiếu chỉ mang tính tương đối
Tuy nhiên, các nhà đầu tư và các chuyên gia tài chính có thể sử dụng các phương pháp định giá khác nhau để ước tính giá trị của một cổ phiếu và đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp. Điều quan trọng là các nhà đầu tư cần hiểu rõ các phương pháp định giá, các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu và đánh giá chính xác các rủi ro để đưa ra những quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả.

10 cách định giá cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay

Bên cạnh 3 phương pháp định giá cổ phiếu đã được phân tích từ ví dụ ở trên, hiện nay còn rất nhiều các phương pháp khác để định giá cổ phiếu đang được áp dụng rộng rãi. Có thể nói, định giá cổ phiếu là một hoạt động tương đối linh hoạt, dễ dàng thích ứng với những biến đổi khó lường của thị trường chứng khoán. Dưới đây là 10 phương pháp định giá cũng vô cùng phổ biến khác mà Lingo.vn muốn giới thiệu:

Tổng kết

Định giá cổ phiếu là một phần không thể thiếu của cổ phiếu khi được lưu thông trên thị trường chứng khoán. Hiện nay, khi các sàn giao dịch chứng khoán đang có dấu hiệu nóng lại sau sự phục hồi của nền kinh tế, các giao dịch cổ phiếu nói riêng và các hoạt động trao đổi tài chính nói chung sẽ diễn ra hết sức sôi động. Chính vì vậy, việc nắm rõ các phương pháp định giá cổ phiếu chắc chắn sẽ là một lợi thế của nhà đầu tư để có thể thu lợi tối đa từ các quyết định đầu tư cổ phiếu, tránh được các rủi ro đến từ sự biến động nhanh chóng của mảnh đất màu mỡ này.
Xem thêm: Giá tham chiếu là gì? Những điều cần lưu ý về giá tham chiếu