Thoái vốn là gì? Những câu chuyện đằng sau tình trạng thoái vốn doanh nghiệp

Vốn là một từ khóa quan trọng trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh. Từ vốn, ta có những thuật ngữ liên quan như nguồn vốn, huy động vốn, góp vốn,...Đặc biệt, một cụm từ thường được nhắc đến, có vai trò quyết định sự thành bại của một hoạt động kinh doanh, đó là thoái vốn. Để hiểu rõ hơn về thoái vốn, cũng như những nguyên nhân, cách khắc phục khi xảy ra thoái vốn, ta sẽ tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Thoái vốn là gì?

Trái ngược với đầu tư, thoái vốn là hoạt động rút vốn ra khỏi hoạt động kinh doanh của một số cá nhân hay nhà đầu tư. Để hiểu rõ hơn về hoạt động thoái vốn, ta sẽ cùng đi vào bản chất của nó.
Thoái vốn là gì?
Trước hết, thoái vốn là hoạt động cắt giảm đi một phần vốn mang mục đích đạo đức, chính trị, tài chính,...Việc thoái vốn này được thực hiện bởi 1 cá nhân hoặc một nhà đầu tư của doanh nghiệp. Với nhiều nguyên nhân khác nhau, từ cơ cấu công ty; môi trường kinh tế, chính trị; áp lực xã hội, hành động thoái vốn diễn ra và gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hành động thoái vốn giúp ích cho cơ cấu doanh nghiệp, có lợi cho hoạt động kinh doanh về lâu dài.
Xem thêm: Vốn là gì? Các loại vốn phổ biến trên thị trường hiện nay

Nguyên nhân dẫn đến thoái vốn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái vốn. Tuy nhiên, dù xuất phát từ đâu, ta cũng có thể liệt kê một số nguyên nhân phổ biến cơ bản sau đây: Thứ nhất, nguyên nhân phổ biến nhất của hành động thoái vốn là do nhà đầu tư muốn thay đổi sự tập trung nguồn vốn sang lĩnh vực, ngành nghề khác.
Nhà đầu tư muốn thay đổi sự tập trung nguồn vốn.
Một nhà đầu tư với nguồn vốn trong tay có thể lựa chọn rót vốn vào bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào. Đặc biệt, ngày nay, khi cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực rộng mở hơn, một nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư nhiều ngành nghề cùng một lúc. Vậy, khi cần sự tập trung nguồn vốn cho một dự án lớn, hoặc muốn chuyển sang đầu tư một dự án mới, quyết định thoái vốn là một hành động dễ thấy. Thứ hai, thoái vốn do hoạt động kinh doanh không hiệu quả Nhà đầu tư khi rót vốn đều trông chờ nhận lại lợi nhuận từ sự đầu tư của mình. Sau quá trình đầu tư, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không mang lại lợi nhuận.
Thoái vốn do hoạt động kinh doanh không hiệu quả
Thậm chí hoạt động kinh doanh thu lại mức độ tăng trưởng âm, ảnh hưởng tới nguồn vốn ban đầu, nhà đầu tư sẽ cân nhắc việc rút vốn để đặt vào một ngành nghề, dự án, doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hơn. Đây là điều tất yếu của quá trình đầu tư. Thứ ba, hành động thoái vốn xảy ra với các lĩnh vực không phải lĩnh vực thế mạnh của nhà đầu tư. Khi lĩnh vực không phải thế mạnh của nhà đầu tư, họ chỉ rót vốn và không thể cố vấn về mặt kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm. Thêm nữa, nhà đầu tư cũng không đủ khả năng để đánh giá mức độ khả thi, khả năng tăng trưởng của dự án, lĩnh vực. Vậy, đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh là một lựa chọn an toàn và hấp dẫn hơn nhiều.
Thoái vốn do nhà đầu tư không có thế mạnh lĩnh vực đang đổ vốn.
Những lĩnh vực thế mạnh với mỗi nhà đầu tư mỗi khác. Một lĩnh vực thế mạnh có thể là lĩnh vực họ có chuyên môn, có mối quan hệ có thể hỗ trợ, hoặc có hệ thống các lĩnh vực có thể cùng kết hợp phát triển, tạo tiền đề cho sự lớn mạnh và vững chắc, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong tương lai. Thứ tư, doanh nghiệp thoái vốn do hoạt động đầu tư, kinh doanh được định hướng thu hẹp lại Thường gặp tại các dự án đầu tư về bất động sản và sản xuất công nghiệp, hành động thoái vốn xảy ra khi dự án, doanh nghiệp muốn thu nhỏ quy mô hoạt động.
Thoái vốn do hoạt động đầu tư, kinh doanh cần thu hẹp lại.
Đây là cách làm của các dự án có quy mô lớn và thời gian thu hồi vốn kéo dài. Vì vậy, khi gặp các vấn đề về nhân sự, vốn đầu tư, quy trình quản lý,...lựa chọn thoái vốn có thể là một cách giải quyết. Thứ năm, do sự bất đồng nảy sinh, một hoặc một số nhà đầu tư quyết định thoái vốn Trong quá trình đầu tư cho một dự án phát triển, sự đồng tâm hợp lực là yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi, khi có sự đoàn kết, sức mạnh mới được phát huy.
Thoái vốn do sự bất đồng nảy sinh giữa các nhà đầu tư.
Do đó, khi giữa các nhà đầu tư có sự bất đồng, mâu thuẫn không thể giải quyết, thoái vốn là bước đi an toàn của một số nhà đầu tư để đảm bảo lợi ích của bản thân cũng như ý kiến của mình được tôn trọng, có sức nặng và đảm bảo tìm được dự án xứng đáng bỏ tài chính, thời gian và công sức cống hiến. Thứ sáu, còn 1 số nguyên nhân khác dẫn tới thoái vốn. Một số nguyên nhân khác như phần trăm vốn theo điều lệ nhà nước cho phép hay sự bất đồng khi chuyển giao thế hệ, xung đột văn hóa doanh nghiệp,...Đó là một số những nguyên nhân ít gặp hơn những cũng có thể gặp trong quá trình đưa ra quyết định thoái vốn của nhà đầu tư.

Ảnh hưởng của thoái vốn

Ảnh hưởng của thoái vốn đến sản xuất, kinh doanh.

Các hình thức phổ biến của thoái vốn

Với nhiều nguyên nhân và mục đích khác nhau, thoái vốn có một số hình thức phổ biến như sau:

Chia tách (spin-off)

Spin-off là hoạt động tách ra, chuyên dành cho những giao dịch được miễn thuế như không dùng tiền mặt. Ví dụ, việc một công ty con tách ra khỏi công ty mẹ và hoạt động riêng biệt như một cá thể độc lập, có thể phát hành cổ phiếu là một ví dụ của spin-off.
Spin-off là gì?
Cụ thể, một công ty thường sẽ có 2 cách tạo thành spin-off: Dù theo hình thức nào, spin-off cũng là một quá trình phức tạp. Vì vậy, việc đảm bảo nắm vững mục tiêu cũng như tìm hiểu, hoạch định rõ ràng từng bước đi giúp ích rất nhiều cho dự án hay doanh nghiệp đang đối mặt với vấn đề thoái vốn.

Bán cổ phiếu khơi mào

Vì công ty con ít nhiều phụ thuộc công ty mẹ. Vì vậy, công ty mẹ bán một tỷ lệ phần trăm vốn sở hữu của công ty con một cách công khai dưới dạng cổ phiếu bằng hình thức tiền mặt. Giao dịch này cũng được miên thuế.
Cổ phiếu khơi mào là gì?
Điều đáng quan tâm là, khi một lượng cổ phần nhỏ được bán khơi mào, công ty con từ một công ty được ít người biết tới sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn từ phía nhà đầu tư. Lúc này, giá cổ phiếu có thể tăng lên sau một thời gian ngắn. Hành động bán cổ phiếu khơi mào hay còn gọi là lần chuyển nhượng cổ phần đầu tiên chỉ nhằm thu hút sự quan tâm, công ty mẹ sẽ bán ra một lượng cổ phiếu dưới 20% cổ phần của công ty con mà nó hoàn toàn nắm giữ ra thị trường chứng khoán. Cụ thể, việc bán cổ phần này mang lại nguồn thu nhập cho công ty bằng mua bán cổ phần ban đầu để khơi mào và cân nhắc gia trị của số cổ phần còn lại.

Bán tài sản trực tiếp

Bán tài sản trực tiếp là hành động công ty bán đi những phương tiện, máy móc trang thiết bị hoặc thậm chí chuyển giao công ty, chi nhánh con cho một doanh nghiệp khác. Tùy vào hình thức phù hợp, công ty có thể lựa chọn đấu giá, chỉ định, niềm yết,...
Bán tài sản trực tiếp là gì?
Tuy nhiên, vì giao dịch mua qua bán lại có sinh lời nên cần chú ý tới vấn đề thuế phát sinh phải nộp. Nếu muốn giảm phần chi phí do thuế cho dự án, doanh nghiệp, ta cần cân nhắc đến việc bán các tài sản dưới giá trị sổ sách của chúng.

Biện pháp cần làm khi doanh nghiệp bị thoái vốn

Các biện pháp khi doanh nghiệp đối mặt với vấn đề thoái vốn.

Biện pháp 1: Nhanh chóng thông tin cho nhân viên công ty

Do khi xảy ra tình trạng thoái vốn, đa phần trong nội bộ dự án, doanh nghiệp sẽ có sự bàn tán gây hoang mang và tạo nên những nguồn tin sai lệch, trực tiếp ảnh hưởng uy tín và mất tinh thần làm việc của nhân sự. Vì vậy, việc thông tin rõ ràng, nhanh chóng là cần thiết để tạo sự tin tưởng và kịp thời đính chính những thông tin sai sự thật.

Biện pháp 2: Nắm thế chủ động

Chủ động tìm hiểu nguyên nhân sâu xa để có cách ứng phó nhanh chóng, hiệu quả.

Biện pháp 3: Tìm kiếm chủ đầu tư mới

Khi chủ đầu tư này thoái vốn, ta có thể tìm chủ đầu tư khác, miễn họ phù hợp với nhu cầu và định hướng của dự án, doanh nghiệp

Biện pháp 4: Lập kế hoạch phân phối vốn đầu tư hợp lý

Điều này giúp ích cho việc điều chỉnh nguồn vốn đầu tư cho hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Biện pháp 5: Tập trung quản lý kinh doanh

Việc tập trung vào kinh doanh giúp cho hoạt động của doanh nghiệp ổn định, nhân sự chuyên tâm, đồng thời thu hút sự đầu tư từ bên ngoài.

Biện pháp 6:  Tích cực mở rộng quan hệ

Những nhà đầu tư mới sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, việc mở rộng giao lưu để tăng cơ hội hợp tác của dự án, doanh nghiệp là điều tích cực cho tương lai lâu dài.

Một số câu chuyện đằng sau việc thoái vốn

Câu chuyện thoái vốn của Vingroup là một ví dụ cho hành động thoái vốn một cách chủ động, hiệu quả.
Câu chuyện rút lui khỏi thị trường bán lẻ trực tiếp để tập trung vào mảng nòng cốt (mảng công nghiệp công nghệ) là một ví dụ cho hành động thoái vốn của tập đoàn này. Vingroup sát nhập trang thương mại điện tử Adayroi vào VinID và giải thể toàn bộ siêu thị điện máy VinPro. Vậy, tập đoàn Vingroup quyết định thoái vốn lĩnh vực đầu tư cho bán lẻ và tậo trung sức mạnh cho lĩnh vực công nghệ của mình bằng cách mở rộng mạng lưới, tăng tính chuyên nghiệp, hiệu quả, tích hợp hỗ trợ tối đa cho khách hàng. Vingroup bắt tay với những công ty khác, tạo tiền đề cho sự đầyu tư của mình trong tương lai. Trước đó 2 tuần, Vingroup đã chuyển giao VinEco và VinCommerce cho công ty tập đoàn Masan - Masan Group. Từ đây, Vingroup trở thành cổ đông, Masan nắm quyền chính trong kiểm soát hoạt động. Vậy, Vingroup thoái vốn, rút lui khỏi hai công ty đã chuyển giao. Một câu chuyện khác về hành động thoái vốn của tập đoàn Vingroup được rất nhiều người quan tâm, đó là động thái thoái vốn công ty GeneStory vào ngày 22/04/2022. Với sứ mệnh giúp người Việt nắm rõ những thông tin về sức khỏe, tính trạng, dinh dưỡng của bản thân để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt hơn trong tương lai, Genstory được sự đầu tư của tập đoàn Vingroup. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 1 tháng, nhận thấy những sự không phù hợp, Vingroup đã rút vốn khỏi công ty này, đánh dấu Genstory không còn là công ty con của tập đoàn Vingroup. Việc thoái vốn này của tập đoàn được đặt trong bối cảnh Vingroup đang có mục tiêu chiến lược tập trung nguồn lực vào 3 lĩnh vực chính, tạo nên thế mạnh cho tập đoàn này. Đó là công nghệ, công nghiệp, thiện nguyện và thương mại dịch vụ. Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn đầy đủ các nội dung xung quanh chủ đề thoái vốn gồm: định nghĩa, nguyên nhân, ảnh hưởng, hình thức, biện pháp và câu chuyện thoái vốn thực tế của doanh nghiệp.
Mong rằng những thông tin chia sẻ trên sẽ có ích với các bạn. Chúc các bạn luôn có cơ hội bồi đắp được nhiều kiến thức bổ ích  trong kinh doanh và đầu tư để hỗ trợ cho công việc nhé!
Xem thêm: Thu nhập ròng là gì? Cách tính thu nhập ròng chuẩn nhất