Ngân hàng nhà nước là gì? Phân biệt ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại

Ngân hàng Nhà nước là gì? Vai trò quan trọng của Ngân hàng Nhà nước trong sự phát triển kinh tế của đất nước trong việc điều tiết các ngân hàng thương mại như thế nào? Có gì khác với ngân hàng thương mại? Chúng ta cùng tìm hiểu về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để biết thêm những điều thú vị về kiến thức ngân hàng nhé.

Ngân hàng nhà nước là gì?

Ngân hàng Nhà nước (tên đầy đủ là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - tên viết tắt SBV hoặc NHNNVN) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước là gì?
Ngân hàng Nhà nước có chức năng thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối hay còn gọi là tiền tệ và ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương (NHTW) về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vị quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Phân biệt ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại

Mục đích của cả Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại đều là cung cấp các dịch vụ tài chính và tiền tệ cho người dân và Chính phủ Việt Nam, cũng như phải tuân thủ theo các chính sách tiền tệ do Chính phủ ban hành. Tuy nhiên ngoài ra, hai hình thức ngân hàng này có chức năng hoạt động riêng biệt nhau. Lingo xin chia sẻ một vài nét phân biệt như sau:
Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Thương Mại
Vị trí Là cơ quan ngang bộ của Chính phủ và cũng là ngân hàng cấp cao nhất tại Việt Nam Là ngân hàng cấp hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
Vai trò Là tổ chức duy nhất có quyền phát hành tiền và quản lý các hoạt động tiền tệ tại Việt Nam Chỉ thực hiện các hoạt động giao dịch, lưu thông tiền tệ
Chức năng Không thực hiện giao dịch tiền tệ trực tiếp với người dân mà chỉ giao dịch với Chính phủ, Tổ chức tài chính quốc tế cũng như các Ngân hàng thương mại trung gian khác Là trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho người dân, thực hiện các giao dịch vay vốn với Ngân hàng Nhà nước
Sở hữu Thuộc quyền sở hữu của Chính phủ Thuộc quyền sở hữu của nhà nước hoặc do các tổ chức tư nhân thành lập
Mục đích Thực hiện các chính sách tiền tệ do Chính phủ ban hành NHNN chỉ tập trung phát hành và quản lý tiền tệ Hoạt động tự do nhưng cần tuân thủ theo những chính sách tiền tệ do NHNN ban hành Ngân hàng thương mại hoạt động với mục đích là doanh thu, lợi nhuận
Có thể nói theo ngôn ngữ giới trẻ hiện nay NHNN chính là "Đại Boss" trong ngành ngân hàng với chức năng phát hành và quản lý tiền tệ, thực hiện các chính sách tiền tệ do Chính phủ ban hành để xây dựng phát triển kinh tế đất nước. Bởi vậy nó hoàn toàn khác với mục đích thu lợi nhuận của các ngân hàng thương mại và NHNN điều tiết các hoạt động của NHTM sao cho phù hợp với nền kinh tế của đất nước.
Xem thêm: Sao kê là gì? Cách nhận sao kê ngân hàng nhanh chóng nhất
Phân loại Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước được chia làm 3 loại chính trên hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam. Bao gồm:
Phân loại Ngân hàng Nhà Nước

Ngân hàng Thương mại Quốc doanh

Ngân hàng Thương mại Quốc doanh có 100% nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, với mục đích là nâng cao hội nhập kinh tế và thu hút nguồn vốn. Các hoạt động Phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng nhằm nâng cao nguồn vốn. Ngân hàng Thương mại Quốc doanh hiện nay có thể kể tới: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (AgriBank), Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng TNHH MTV Đại dương (Ocean Bank), Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB).

Ngân hàng chính sách xã hội

Thường gọi là Ngân hàng chính sách, là một tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, mục đích hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, mà nhằm hộ trợ các đối tượng chính sách, phát triển đất nước, Ngân hàng chính sách được Chính phủ Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán. Ngân hàng chính sách hay có chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trợ sinh viên đã và đang được thực hiện nhiều năm nay.

Ngân hàng TMCP sở hữu vốn nhà nước hơn 50%

Ngân hàng TMCP sở hữu vốn nhà nước hơn 50% tức là nhà nước sở hữu trên 50% tổng số vốn cùng với một hoặc nhiều cá nhân/tổ chức góp vốn. Lợi nhuận được chia theo số % sở hữu ngân hàng. Ngân hàng TMCP có vốn sở hữu nhà nước trên 50% có thể kể tới: Ngân hàng TMCP Vietcombank, Ngân hàng TMCP VietinBank, Ngân hàng TMCP BIDV 4 ngân hàng nhà nước lớn nhất Việt Nam hiện nay Với các bạn có nghiên cứu về kiến thức ngân hàng chắc không hề xa lạ với danh hiệu Tứ trụ ngân hàng tại Việt Nam. Còn những ai chưa biết hãy cùng Lingo khám phá 4 ngân hàng nhà nước lớn nhất Việt Nam này gồm những ngân hàng nào nhé.
4 Ngân hàng Nhà nước lớn nhất Việt Nam hiện nay

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Trong tứ trụ, AgriBank hiện đang tạm đứng thứ 2 thị phần vay với số tiền 1.352 nghìn tỷ đồng. Ngân hàng hoạt động đúng với tên gọi của mình, thực hiện các chính sách xây dựng và phát triển nông thôn, hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp theo các chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn của nhà nước. Agribank là ngân hàng có hệ thống văn phòng lớn nhất trong các ngân hàng hiện nay tại Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV theo báo cáo tài chính Quý IV năm 2022 có dư nợ vay với 1.484 nghìn tỷ đồng, tiền gửi của khách hàng với 1.473 nghìn tỷ đồng, thu nhập lãi thuần là 14.532 nghìn tỷ đồng. Và năm 2022 thu về lợi nhuận còn lại sau thuế là 4.186 tỷ đồng, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. BIDV hiện đang là ngân hàng đứng đầu về thị phần cho vay khách hàng hiện nay, vượt qua Agribank - ngân hàng luôn đứng đầu về chỉ tiêu này.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Mặc dù xét về chỉ tiêu cho vay khách hàng của ngân hàng Vietcombank chỉ đứng thứ 3 trong báo cáo quý IV năm 2022 với 934 tỷ đồng, nhưng mức thu nhập thuần của Vietcombank chỉ đứng thứ 2 sau BIDV một chút xíu với 14.809 nghìn tỷ đồng và tạm đang dẫn đầu về lợi nhuận sau thuế với 9.933 nghìn tỷ đồng. Vietcombank đã cho thấy hướng đi đúng đắn và hiệu quả của ngân hàng trong những năm qua.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngân hàng Công thương Việt Nam Vietinbank, tuy có thị phần cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng đều đứng thứ 3 với lần lượt là 1.243 nghìn tỷ đồng dư nợ vay và 1.249 nghìn tỷ đồng tiền gửi khách hàng tại báo cáo quý IV năm 2022, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế khá ấn tượng với 4.273 nghìn tỷ đồng, chỉ xếp thứ 2 sau ngân hàng Vietcombank, một con số khá ấn tượng cho thấy định hướng đầu tư đúng đắn của Vietinbank cũng như sự phát triển của một trong Tứ đại ngân hàng của nước ta.

Một số ngân hàng nhà nước khác

Ngoài tứ đại ngân hàng kể trên thì các ngân hàng nhà nước uy tín khách có thể kể đến như:

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP)

Tên giao dịch: Vietnam Bank for Social Policies – VBSP Địa chỉ: Số 169, phố Linh Đường, phường Hoàng Liệt, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Swift code: Không có
Ngân hàng chính sách xã hội VBSP
Ngân hàng Chính sách xã hội đi vào hoạt động ngày 11 tháng 3 năm 2003, với mục đích phi lợi nhuận để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank)

Tên giao dịch: Global Petro Commercial One Member Limited Bank – GP Bank Địa chỉ: 109 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Swift code: GBNKVNVX Được chuyển đổi từ Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu vào ngày 07/07/2015. GPBank cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ tài chính – ngân hàng tầm cỡ quốc tế như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ tài chính – du học... và nhiều dịch vụ khác dựa trên nền tảng công nghệ hóa, hiện đại hóa nhằm tối đa hóa lợi ích của khách hàng.

Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank)

Tên giao dịch: Ocean Commercial One Member Limited Liability Bank – OceanBank Địa chỉ: 199 Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương Swift code: OJBAVNVX
Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương Ocean Bank
Tiền thân là Ngân hàng TMCP nông thông Hải Dương, được thành lập vào ngày 30/12/1993 theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch: The Vietnam Development Bank – VDB Địa chỉ: 25A Cát Linh, Hà Nội Swift code: Không có Là một trong 2 ngân hàng chính sách của Việt Nam, là tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập theo Quyết định 108/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 5 năm 2006.

Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB)

Tên giao dịch: Construction Commercial One Member Limited Liability Bank – CBBank Địa chỉ: 145-147-149 Hùng Vương – P.2 – TP Tân An – Long An Swift code: GTBAVNVX
Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dụng CB Bank
Tiền thân là Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, có 100% vốn sở hữu Nhà nước. Ngân hàng Xây dựng định hướng phát triển trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng trên nền tảng công nghệ hiện đại dưới sự hỗ trợ toàn diện của Vietcombank. Thông qua bài viết này, hẳn các bạn đã có cái nhìn rõ về vai trò, chức năng hoạt động của ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại ra sao. Giúp bạn hiểu thêm về kiến thức ngân hàng và Lingo hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.
Xem thêm: 10+ ngân hàng cho phép mở tài khoản online không cần đến ngân hàng