Lợi tức là gì? Phân loại, các phương pháp tính lợi tức

Đầu tư luôn là một bài toán khó khi nó bao hàm rất nhiều vấn đề và bạn buộc phải tìm hiểu, nắm chắc những thuật ngữ xoay quanh để không đi vào tình thế khó khăn khi quyết định đầu tư. Trong đó, “lợi tức” là khái niệm phổ biến được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm. Vậy lợi tức là gì? Có những loại lợi tức nào? Và ý nghĩa của nó là gì trong việc sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Lợi tức là gì? 

Thuật ngữ “lợi tức” (Return) đề cập đến những khoản lợi nhuận hằng năm mà một cá nhân hoặc một tổ chức sẽ nhận được khi họ đầu tư hoặc kinh doanh. Nó còn có thể là tiền lãi khi cho vay hoặc gửi tiết kiệm tại các ngân hàng. Khái niệm lợi tức rất đa dạng, nó tùy thuộc vào các khía cạnh và phương diện khác nhau.
Lợi tức là gì?
Chẳng hạn, đứng trên phương diện của người đi vay, họ cần phải trả lợi tức + tiền gốc, tiền nhượng quyền sử dụng tài sản để đưa vào sản xuất và kinh doanh, nhờ đó thu về lợi nhuận. Đứng trên phương diện của chủ thể cho vay, họ nhượng quyền sử dụng tài sản cho người khác trong một thời gian nhất định, phần dư ra mà họ nhận được chính là lợi tức. Bên cạnh đó, để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này, bạn cũng cần phải xem xét nó dựa trên các lĩnh vực riêng biệt. Trong lĩnh vực kinh tế, lợi tức được dùng để chỉ khoản tiền giôi ra mà bạn thu được khi kinh doanh, sản xuất, đầu tư, hoặc cũng có thể là tiền lãi sinh ra nếu bạn gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Chẳng hạn, bạn gửi tiết kiệm 100.000.000 đồng tại một ngân hàng với lãi suất 12% trong thời hạn là 6 tháng. Kết thúc thời hạn này, bạn thu được 106.000.000 đồng, trong đó tiền gốc chiếm 100.000.000 đồng còn tiền lãi chiếm 6.000.000 đồng, số tiền lãi chính là lợi tức dư ra khi bạn gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, lợi tức còn có tên gọi khác là cổ tức, trong đó có lãi suất hoặc cổ tức cộng với phần lãi (cũng có thể là bỏ phần lỗ). Nguyên nhân xuất phát từ việc giá chứng khoán có sự thay đổi so với giá mua khởi đầu, trong một thời hạn nhất định. Ví dụ, Công ty A với mã chứng khoán là ABC đưa ra quyết định trả cổ tức bằng tiền mặt, tỉ lệ 10%. Suy ra, 1 cổ phiếu ABC sẽ nhận được 10% x 10.000 đồng = 1.000 đồng/1 CP. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu cũng có sự chênh lệch: tăng 20% so với giá mua ban đầu, bạn sẽ thu được lãi suất là 2.000 đồng/1 CP. Có thể thấy, lợi tức trong đầu tư chứng khoản ở đây là: 1.000 + 2.000 = 3.000 đồng/1 CP. Trong một số hoạt động đầu tư kinh doanh khác, lợi tức còn có nhiều tên gọi riêng biệt ứng với từng lĩnh vực (như lợi nhuận, tiền lời,...).
Xem thêm: Gross Profit là gì? Phân biệt lợi nhuận gộp và thu nhập ròng (Net Income)

Lý giải nguồn gốc của lợi tức

Có nhiều cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của lợi tức. Lợi tức chính là phần giá trị thặng dư, người đi vay phải nhượng phần giá trị này lại cho người cho vay. Để hưởng phần lợi tức, chủ sở hữu có thể tự mình khai thác hoặc lợi dụng sức lao động của người khác để khai thác.
Nguồn gốc của lợi tức
Nguồn gốc của lợi tức xuất phát từ dòng lưu chuyển của đồng tiền, từ nhà tư bản cho vay tới nhà tư bản đi vay hoặc và ngược lại. Trước hết, nhà tư bản cho vay trao hoặc nhượng quyền sử dụng tư bản cho nhà tư sản đi vay. Nhà tư bản đi vay cần tiền để đưa vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Họ thu được lợi nhuận, tư bản hoạt động cũng tạo ra được lợi nhuận bình quân trong quá trình vận động sản xuất. Tuy nhiên, vì trước đó người này đã phải đi vay để có tư bản hoạt động, cho nên họ không được hưởng toàn bộ phần lợi nhuận bình quân. Một phần của lợi nhuận bình quân sẽ được dư ra để trả lại nhà tư bản cho vay. Hình thức này được gọi là lợi tức. Lợi tức chính là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả lại cho nhà tư bản cho vay, giá trị của phần lợi nhuận này tương ứng với lượng tư bản mà nhà tư bản cho vay đã bỏ ra và nhà tư bản đi vay đã nhận được để sử dụng trong quá trình tư bản hoạt động. Tóm lại, nguồn gốc lợi tức xuất phát từ giá trị thặng dư mà người công nhân làm thuê đã tạo ra trong quá trình sản xuất. Họ không được hưởng phần lợi nhuận từ công sức của mình, ngược lại còn phải đem một phần giá trị đó giao lại cho tư bản cho vay.

Ví dụ thực tiễn về lợi tức

Bà A có dự định đầu tư kinh doanh, do không có tiền vốn nên bà A đã vay của ngân hàng khoản tiền là 30.000.000 đồng, với thời hạn 6 tháng, lãi suất 15%/năm. Kết thúc thời hạn, bà A phải trả cho ngân hàng số tiền là 31.500.000 đồng. Trong đó, 30.000.000 là số tiền gốc mà ban đầu, ngân hàng đã cho vay, còn 1.500.000 đồng là tiền lãi. Như vậy, lợi tức mà ngân hàng thu được từ việc cho bà A vay 30.000.000 đồng là 1.500.000 đồng.

Phân loại lợi tức và cách tính

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại lợi tức. Xuất phát từ khái niệm, nó được hiểu là khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư và kinh doanh hoặc là tiền lãi khi cho vay, gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Do đó, tên gọi của lợi tức sẽ tùy thuộc vào các lĩnh vực. Về cơ bản, lợi tức sẽ được chia thành các loại phổ biến như sau:
Lợi tức bao gồm nhiều loại dựa trên các lĩnh vực

Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng

Theo thường lệ, trên cơ sở chiết khấu, trái phiếu kho bạc sẽ được niêm yết giá. Điều này có nghĩa nhà đầu tư sẽ phải trả một giá cao hơn giá mua ban đầu. Sự chênh lệch giữa hai giá sẽ là mức tiền mà nhà đầu tư được hưởng lợi. Đây chính là lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng. Đối với loại lợi tức này, công thức tính được thể hiện như sau: Lợi tức = (D/F) x (360/t) Trong đó: D (Discount) = giá trị chiết khấu (giá trị chiết khấu = giá bán ra – giá mua vào) F (Face value) = mệnh giá (hay còn hiểu là giá bán ra) t (Number of days until maturity) = số ngày còn lại đến khi đáo hạn Ví dụ, bạn mua trái phiếu mệnh giá 150.000 đồng, giá mua vào là 130.000 đồng. Sau 250 ngày, trái phiếu đến thời điểm đáo hạn. Khi đó, dựa vào công thức trên, bạn sẽ tính được khoản lợi tức bạn nhận được từ trái phiếu, đó là: [(150.000 – 130.000)/150.000] x (360/250) = 0,192 = 19,2%

Lợi tức theo thời gian nắm giữ

Đối với loại lợi tức này, bạn không cần phải nắm rõ số ngày còn lại cho đến khi chiết khấu bởi nó được tính dựa trên thời gian nắm giữ, không giống như cách tính lợi tức chiết khấu ngân hàng. Công thức được sử dụng nhiều nhất cho loại lợi tức này là: Lợi tức = (P1 – P0 + D1) / P0 Trong đó: P1 = số tiền bạn nhận được khi đáo hạn P0 = giá mua của khoản đầu tư D1 = tiền lãi sẽ nhận được hoặc số tiền được trả Ví dụ, năm 2020, bạn mua 100 triệu cổ phiếu của công ty A. Tới năm 2021, bạn được công ty chia cổ tức là 5 triệu đồng. Năm 2022, số cổ phiếu này được bạn quyết định bán, mệnh giá 125 triệu đồng. Suy ra, bạn sẽ nhận được khoản lợi tức là: (125 – 100 + 5)/100 = 0.3 = 30%

Lợi tức hiệu dụng năm

Loại lợi tức này được sử dụng phổ biến bởi mức độ chính xác khá cao, nhất là khi có sẵn các cơ hội đầu tư, thay thế cho áp dụng phương pháp tính lãi kép. Người ta ký hiệu lợi tức hiệu dụng năm là EAY. Công thức tính như sau: EAY = (1+HPY) ^ (365/t) – 1 Trong đó: HPY = lợi tức trong khoản thời gian đầu tư t = số ngày còn lại đến khi thời điểm đáo hạn Ví dụ, bạn có dự định bán 100 triệu cổ phiếu mua được từ công ty A trong vòng 300 ngày (số cổ phiếu có mức chi trả cổ tức là 6%/năm). Trong trường hợp này, khoản lợi tức mà bạn nhận được sẽ là: (1+6%) ^ (365/300) – 1 = 7,35%

Lợi tức theo thị trường tiền tệ

Theo thị trường tiền tệ, lợi tức còn được gọi là lợi tức tương đương chứng chỉ tiền gửi. Chỉ số này được sử dụng để so sánh giữa lợi tức của trái phiếu kho bạc với lãi từ công cụ tiền tệ. Theo đó, những khoản đầu tư thường có thời hạn ngắn, được phân loại như các khoản tương đương tiền. Ký hiệu của lợi tức theo thị trường tiền tệ là MMY. MMY có công thức tính như sau: MMY = (360/YBD) / (360 – t x YBD) Trong đó: YBD = là lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng đã được tính. t= số ngày tính đến thời điểm đáo hạn. Ví dụ, một người đầu tư trái phiếu kho bạc, khoản lợi tức chiết khấu ngân hàng là 19,2%. Trái phiếu sẽ đến thời điểm đáo hạn trong 250 ngày. Khoản lợi tức theo thị trường tiền tệ lúc đó là: (360/19,2%) / (360 – 250 x 19,2%) = 6%

Lợi tức có ý nghĩa gì?

Lợi tức đóng một vai trò quan trọng. Dù là ở bất kỳ lĩnh vực nào, lợi tức cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định của nó. Trước hết, trong lĩnh vực đầu tư, lợi tức chính là thước đo hiệu quả để đánh giá công việc của các nhà đầu tư. Dựa vào lợi tức, họ có thể nhìn ra và xem xét rằng việc kinh doanh liệu có đang tốt hay không. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực kinh doanh, lợi tức sẽ phản ánh và thể hiện năng suất làm việc của một doanh nghiệp thông qua kết quả kinh doanh của họ trong cả năm. Lợi tức của doanh nghiệp là khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh hoặc sản xuất, sau khi trừ đi toàn bộ giá thành sản phẩm, chi phí những dịch vụ đã tiêu thụ và các loại thuế phải đóng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, khoản lợi tức của doanh nghiệp còn bao gồm việc đầu tư tài chính, chẳng hạn như mua bán trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán, ngoại tệ,... Nó cũng có thể xuất phát từ những hoạt động bất thường của một doanh nghiệp. Dù là các doanh nghiệp hay là những nhà đầu tư cá nhân, họ đều cần đến lợi tức để có thể duy trì ổn định và phát triển lớn mạnh. Thông qua lợi tức, người ta sẽ nhìn ra được kết quả từ số vốn mà họ đã bỏ ra. Bởi vậy, lợi tức thường được đặt lên bàn cân với số vốn để xác định mức độ cùng khả năng sinh lời lãi của doanh nghiệp hay nhà đầu tư.

TỔNG KẾT

Có thể thấy, lợi tức có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên rất nhiều lĩnh vực. Tùy thuộc vào từng yếu tố mà lợi tức sẽ có những vấn đề được các doanh nghiệp và các nhà đầu tư quan tâm. Lingo.vn hy vọng rằng bài viết trên đã giải đáp phần nào cho bạn những thắc mắc cơ bản xoay quanh vấn đề lợi tức, từ đó có thể tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng tình hình tài chính của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp cho bản thân mình.
Xem thêm: Thu nhập ròng là gì? Cách tính thu nhập ròng chuẩn nhất