Giảm phát là gì? Phân biệt giảm phát và lạm phát

Giảm phát, lạm phát, hay thiểu phát là những thuật ngữ chuyên môn của kinh tế, thường được sử dụng để chỉ tình hình của một nền kinh tế trong một giai đoạn cụ thể. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giảm phát là gì và những điều cần biết khi nhắc tới giảm phát. Lingo.vn hy vọng bài viết này có thể giúp quý bạn đọc có những thông tin và hiểu biết cụ thể về giảm phát.

Giảm phát là gì?

Trong kinh tế học, giảm phát là sự sụt giảm giá chung của các sản phẩm và hàng hóa dịch vụ. Giảm phát xảy ra khi tỉ lệ lạm phát dưới 0%: Khi lạm phát làm giảm giá trị của đồng tiền theo thời gian, thì đột nhiên giảm phát sẽ làm tăng giá trị đồng tiền. Điều này đồng nghĩa với việc với cùng một số tiền, hôm nay bạn có thể mua được nhiều hàng hóa dịch vụ hơn hôm qua.
Định nghĩa giảm phát
Thoáng nhìn qua giảm phát có vẻ là một điều tốt vì người tiêu dùng có thể nâng sức mua của mình, song giảm phát có thể đem đến báo hiệu của sự suy thoái kinh tế hay khó khăn kinh tế, vì giảm phát có thể dẫn đến giảm phát nhiều hơn. Các nhà kinh tế học thường tin rằng hiện tượng giảm phát đột ngột là vấn đề thường gặp trong nền kinh tế hiện đại, vì giảm phát sẽ làm tăng giá trị của khoản nợ, đặc biệt là khi giảm phát không thể dự đoán trước. Giảm phát có thể làm gây ra trầm trọng giảm phát và dẫn tới vòng xoát giảm phát (giảm phát liên hồi). Một số nhà kinh tế học đã tranh cãi rằng thời kỳ giảm phát kéo dài có thể liên quan tới nền tảng của tiến bộ công nghệ trong nền kinh tế vì năng suất sản xuất hàng hóa tăng do máy móc dẫn tới giá thành của sản phẩm giảm. Hay dễ hiểu hơn là, khi công nghệ được áp dụng vào trong quá trình sản xuất và vận hành, chi phí lao động và nhân công sẽ không còn hoặc được hạ thấp, chi phí sản xuất lúc này sẽ giảm theo, và vì vậy, giá thành sản phẩm cũng giảm. Giảm phát thường xảy ra khi nguồn cung cao (sản xuất dư thừa), khi nhu cầu tiêu thụ thấp (mức tiêu thụ giảm), hoặc khi cung tiền giảm (thường là do nhà nước thu hẹp đầu tư hoặc khủng hoảng tín dụng), hoặc do dòng vốn ròng đã “chảy” ra khỏi nền kinh tế.

Phân biệt giảm phát và lạm phát

Sự khác nhau giữa giảm phát và lạm phát
Thực tế, giảm phát và lạm phát là hai quá trình đối nghịch nhau. Trong khi lạm phát là sự tăng giá của các mặt hàng, sản phẩm và dịch vụ thì giảm phát lại làm giảm giá của chúng, đưa tỉ lệ lạm phát xuống bằng 0%. Hiểu đơn giản, lạm phát làm giá trị đồng tiền giảm, và giảm phát làm giá trị của đồng tiền tăng lên. Để hiểu chi tiết hơn một chút, chúng ta cùng phân tích:

1. Lạm phát

Như đã đề cập ở trên, lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của các hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Đồng nghĩa với sự mất giá trị của đồng tiền. Trong giai đoạn nền kinh tế lạm phát, với cùng một đơn vị tiền tệ, người tiêu dùng có thể mua được ít sản phẩm hơn so với trước đó. Có thể nói, lạm phát làm suy giảm sức mua của người tiêu dùng, dựa trên giá trị tiền tệ. Và khi so sánh giá trị tiền tệ của các nước, lạm phát có thể gây ra hiện tượng đồng tiền của nước này có giá trị cao hơn nước kia.

2. Giảm phát

Giảm phát, ngược lại lạm phát, là hiện tượng mức giá chung của các loại sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa bị giảm trong nền kinh tế. Đồng nghĩa với sự gia tăng giá trị của đồng tiền. Trong giai đoạn giảm phát của nền kinh tế, sở hữu cùng một đơn vị tiền tệ nhưng người tiêu cùng có thể mua được nhiều hàng hóa hơn so với trước kia. Tình tạng giảm phát thường báo hiệu cho một nền kinh tế bị suy thoái hay đình đốn, vì lúc này, giá trị của các món nợ cũng tăng lên, làm cho con nợ càng thêm nợ nần.

Nguyên nhân gây ra giảm phát

Minh họa giảm phát
Cụm từ “giảm phát” đã được nhắc tới rất nhiều trong thời gian gần đây và hậu quả có thể đi kèm, nhưng nguyên nhân vì sao nền kinh tế bị giảm phát sẽ là thắc mắc của nhiều người sau khi biết về cụm từ này. Nhắc tới nguyên nhân của tình trạng này, phần chính là do tổng cầu giảm, và một số lý do bổ sung khác.

Sự sụt giảm trong tổng cầu

Khi nền kinh tế bị suy thoái, chính phủ sẽ bắt đầu khai triển phương pháp “thắt lưng buộc bụng”, siết chặt chi tiêu cho các dịch vụ công, rút tiền ra khỏi nền kinh tế (giảm cung tiền), ép giá của hàng hóa xuống thấp, và tạo ta tình trạng giảm phát. Điều này để thúc đẩy tiêu dùng của người mua, và cách này sẽ giúp lãi suất theo thời gian mà tăng lên (về mặt lý thuyết).

Tăng năng suất

Hòa nhịp vào nền kinh tế hiện đại, khoa học công nghệ được áp dụng nhiều hơn vào quá trình sản suất và tiêu thụ hàng hóa, giúp cho các công ty và doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Điều này giúp cho chi phí sản xuất được giảm xuống, và người tiêu dùng đồng thời được hưởng lợi khi giá thành của sản phẩm cũng giảm theo.

Sự thay đổi cấu trúc của thị trường vốn

Một loại hàng hóa dịch vụ có thể được sản xuất bởi nhiều công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp hay gọi chung là đa dạng trong nguồn cung. Sự đa dạng này dẫn tới sự cạnh tranh của nhiều bên cung cấp cùng loại sản phẩm, và để thu hút được người tiêu dùng, họ cần phải hạ giá thành xuống càng sâu càng tốt, càng thấp hơn đối thủ càng tốt. Và khi giảm giá thành sản phẩm, thu hút được người tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, và số lượng cung của sản phẩm cũng cần tăng theo để đáp ứng nhu cầu ấy. Và tình trạng này gây ra giảm phát.

Ảnh hưởng của giảm phát? Giảm phát có lợi hay có hại?

Hình ảnh mô tả ảnh hưởng của giảm phát
Bất kỳ dấu hiệu nào của cho ta biết tình hình sắp tới của nền kinh tế quốc gia. Và giảm phát có thể gây ra ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Nhìn về mặt tích cực, giảm phát xuất hiện do sự tham gia của công nghệ trong sản xuất, đây là dấu hiệu tốt khi ta biết nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng hơn. Và chính việc công nghệ càng ngày càng được áp dụng nhiều sẽ nâng cao hiệu quả cạnh tranh, giảm tỷ lệ độc quyền công nghệ ở một số doanh nghiệp, kèm theo đó là giảm công sức nhân lực, giảm chi phí sản xuất và tối đa chi tiêu cho người dùng. Về mặt tiêu cực, giá cả của hàng hóa giảm làm cho các hoạt động kinh tế bị trì trệ theo. Điều này là do khi thấy giá của mọi thứ giảm xuống, người tiêu dùng có xu hướng đợi mà mong một cái giá rẻ hơn của sản phẩm, họ tích trữ tiền và không đầu tư mua tài sản. Điều này làm cho doanh nghiệp không có nguồn vốn đầu tư, giá trị của cổ phiếu giảm và lãi suất cũng giảm theo. Cụ thể là: Vậy, giảm phát là tốt hay xấu? Có lợi hay hại?

Giảm phát là tốt hay xấu?

Rõ ràng với người tiêu dùng ngay khi nghe về giảm phát sẽ cảm thấy được lợi nhiều hơn khi họ có thể mua được nhiều hàng hóa hơn. Nhưng điều này theo thời gian thì không hề đúng. Việc giá thành sản phẩm liên tục giảm mà người tiêu dùng không chịu tiêu thụ khiến cho hàng hóa sản xuất ra bị ứ đọng, dư thừa, khiến cho nhà sản xuất không muốn sản xuất, nhà đầu tư không muốn đầu tư, mà người tiêu dùng cũng không muốn tiêu thụ. Doanh thu giảm mà chi phí nhân công vẫn phải giữ nguyên làm cho các công ty xí nghiệp bắt buộc phải giảm nhân lực, đào thải nhân viên, và tình trạng thất nghiệp diễn ra. Người tiêu dùng không muốn tiêu thụ chính là bởi giá trị đồng tiền nội địa lúc này đã được tăng lên, họ muốn giữ càng nhiều tiền càng tốt. Tiền không được lưu thông, có vào mà không có ra, dòng tiền ảnh hưởng nghiêm trọng, sự mất cân bằng này khiến lượng cầu (demand) đã giảm nay lại thêm giảm. Cũng bởi vì đó mà các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư, họ cũng không dám đi vay vì lúc này, giá trị của khoản vay đã được tăng lên, chẳng ai muốn rước vào mình một khoản nợ không đáng có cả. Những hiện tượng này liên kết và dẫn tới nhau, hoàn toàn là một điều tệ với nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào.

Các biện phát phòng và chống giảm phát

Để phòng và chống giảm phát, biện pháp hữu hiệu nhất phải là hành động và quyết định của chính phủ, bằng cách thiết lập các chính sách hay vận động mọi người. Cụ thể:

Chính phủ

Nhà nước có thể “đổ” thêm tiền vào thị trường, tăng cung tiền để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Bằng cách này, giá trị của tiền nội địa sẽ được đẩy lên, cải thiện tình trạng giảm phát Giamr thuế: việc thất nghiệp và tỉ lệ tiêu dùng tăng khiến người dân khó khăn trong thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Nhà nước có thể hỗ trợ người dân bằng cách giảm thuế thu nhập. Tăng lãi suất ngân hàng: Ủng hộ và khuyến khích các ngân hàng tăng lãi suất để thu hút đầu tư và tiết kiệm từ người dân. Số tiền này có thể giúp cho các doanh nghiệp vực dậy, tiếp tục sản xuất hàng hóa. Và nhiều cách làm khác.

Doanh nghiệp

Phòng chống giảm phát, doanh nghiệp cần khuyến khích nhân sự/ lao động của mình học tập và phát triển bản thân, tiếp cận nhiều hơn với công nghệ, máy móc hiện đại, tránh để tụt hậu so với sự phát triển của công nghệ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể áp dụng cơ chế thưởng phạt với các nhân công chưa thực sự năng suất, hay thúc đẩy lao động mua cổ phiếu của doanh nghiệp, góp phần vốn đầu tư của công ty.

Người dân

Thông thường, khi xảy ra giảm phát, người dân sẽ dè dặt hơn trong chi tiêu của mình, tuy nhiên, việc này gây ra hậu quả ngược lại với những gì mọi người mong muốn. Để tránh giảm phát, người tiêu dùng nên tiếp tục tiêu thụ sản phẩm, thậm chí gia tăng tiêu thụ nhiều hơn so với trước khi vì khi giá thành rẻ, việc mua hàng hời hơn rất nhiều so với giai đoạn trước giảm phát. Trên là tất cả thông tin cần biết về giảm phát, bài viết có thể chưa đủ sâu với những nhà kinh tế học, nhưng hoàn toàn có thể cung cấp đủ những thông tin cần biết về giảm phát cho người đọc.
Xem thêm: Điểm hòa vốn là gì? Cách xác định điểm hòa vốn chính xác nhất