Giá trần và giá sàn là gì? Cách xem giá trần, giá sàn trong chứng khoán

Khi mới học về kinh tế hay bắt đầu tìm hiểu và tham gia thị trường chứng khoán, có rất nhiều cụm từ chuyên ngành cơ bản mà bạn rất dễ gặp. Trong đó, giá trần và giá sàn là khái niệ quan trọng nhất trong giao dịch chứng khoán. Hai loại giá này là gì, hãy cùng Lingo tìm hiểu thêm ngay sau đây.

Giá trần, giá sàn là gì?

Biểu đồ mô tả giá trần và giá sàn
Giá trần (ceiling price) và giá sàn (floor price) là mức giá cao nhất và thấp nhất có thể đặt lệnh giao dịch trong phiên giao dịch chứng khoán.

Giá trần là gì?

Giá trần là mức giá cao nhất trong một phiên giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua hoặc bán. Bởi đây là mức giá cao nhất, hay là mức giá tối đa bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán, nên nếu bạn muốn có mức giá cao hơn giá trần thì đây là điều không thể, bởi sự không khớp lệnh. Sự tồn tại của giá trần là để đảm bảo thị trường chứng khoán luôn ở mức có thể lường được và không bị thao túng bởi các “cá mập” (một từ khoá chỉ các giới đầu tư có nguồn lực vốn lớn, nhà đầu tư tổ chức có ảnh hưởng đến giao dịch trên thị trường) bởi như đã đề cập, giá cổ phiếu chỉ có thể đạt đến mức một mức tối đa nhất định, khôgn thể cao hơn.

Giá sàn

Ngược lại với giá trần, giá sàn là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể mua hoặc bán trong phiên giao dịch chứng khoán. Đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ không thể đặt lệnh mua hoặc bán với mức giá thấp hơn giá sàn được. Chẳng hạn mã chứng khoán VNM (Vinamilk) trên sàn HoSE trung bình giá trần là 82.600 và giá sàn là 71.800. Điều này có nghĩa bạn không thể mua hoặc bán mã VNM với mức giá thấp hơn 71.800 hay cao hơn 82.600

Ý nghĩa của giá trần, giá sàn

Thông thường, khi mua bán, đi chợ, bạn cũng có thể nhận ra giá sàn và giá trần của một số mặt hàng thường gặp. Bởi chúng ta thường gặp tình huống trả giá khi mua hàng, bởi người mua biết giá của mặt hàng đó có thể thấp hơn nữa, hoặc người bán hoàn toàn biết giá của mặt hàng đó còn có giá cao hơn ở tiệm khác. Vậy trong từng lĩnh vực, giá trần và giá sàn có khác nhau không? Nếu có thì khác nhau như thế nào?

Giá trần trong chứng khoán

Giá trầnTrong các phiên giao dịch chứng khoán, giá trần và giá sàn chính là giá trị cao nhất và thấp nhất mà nhà đầu tư chứng khoán có thể giao dịch được với mỗi mã hàng. Con số giá trị của các mã không thể vượt quá mức giá đã được quy định này. Nếu cố chấp giao dịch, hệ thống sẽ báo lỗi hoặc không giao dịch được. Ngoài ví dụ về VNM, chúng ta có thể nhắc đến mã cổ phiếu GAS trong một phiên giao dịch có giá trần là 113.200 VNĐ, nghĩa là bạn không thể đặt lệnh mua bán với mức giá vượt quá con số này.

Giá trần trong kinh tế vĩ mô

Trong thị trường tiêu thụ hàng hoá, giá trần chính là cách mà nhà nước dùng để bảo vệ người tiêu dùng, tiến hành kìm hãm sự mất kiểm soát giá cả do nhà cung cấp hàng hoá đề ra. Cụ thể, người bán phải chấp hành quy định của nhà nước về một mức giá đối với loại hình sản phẩm. Chính sách này dành cho thị trường nhà ở và vốn là chủ yếu. Cụ thể như khi quan sát thấy mức giá cân bằng cung cầu trong thị trường quá cao cho với người tiêu dùng, mà có thể sẽ dẫn tới giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân, Nhà nước có thể sẽ đưa ra mức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng ấy để những người có thu nhập thấp hơn có khả năng tiếp cận tới các mặt hàng quan trọng, thúc đẩy cung cầu trong kinh tế.

Giá trần trong thị trường tự do

Trong thị trường tự do, nhu cầu cung cầu cực kỳ đa dạng và khó kiểm soát theo từng giai đoạn, thì việc áp dung giá trần giá sàn đôi khi sẽ gay ra tình trạng thừa cung thiếu cầu hoặc khan hiếm nguồn cung. Tuy nhiên, nếu lựa chọn không áp đặt giá trần giá sàn có thể khiến người có thu nhập thấp không bao giờ có khả năng sở hữu những mặt hàng đặt giá mà cần thiết (nhà cửa). Do vậy, để kiếm soát và tránh các rủi ro có thể xảy ra, Nhà nước luôn phải quan sát và tìm cách điều chỉnh giá trần để kích thích sự tiêu dùng và chuyển động dòng tiền trong thị trường và nền kinh tế, một cách hợp lý những vẫn cần tạo ra được sự công bằng và cân bằng, mang trọng tính nhân văn.

Cách tính giá trần giá sàn cổ phiếu chính xác nhất

Để hiểu thêm về giá trần và giá sàn, cụ thể trong đầu tư chứng khoán, Lingo chia sẻ tới bạn công thức tính giá trần và giá sàn được áp dụng nhiều nhất và chính xác nhất, cụ thể như sau: Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động) Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động) Ở đây, giá tham chiếu chính là mức giá đóng của phiên giao dịch gần nhất. Cụ thể với từng sàn giao dịch là: Giá tham chiếu trên bảng giao dịch được thể hiện bằng màu vàng. Vậy còn Biên độ giao động là gì?
Xem thêm: Giá tham chiếu là gì? Những điều cần lưu ý về giá tham chiếu

Biên độ dao động giá cổ phiếu là gì?

Biên độ dao động giá
Trong công thức trên có 3 đối tượng được đề cập: Giá trần, giá sàn, biên độ dao động và giám tham chiếu. Vậy Biên độ dao động là gì? Biên độ là sự biến thiên (giới hạn giao động) trong một khoảng thời gian được xác định của một chủ thể. Khi nhắc tới Biên độ, cần xác định được chủ thể đang được nhắc tới là gì và biên độ ở lĩnh vực nào. Biên độ dao động (Daily Trading Limit) là độ dịch chuyển xa nhất của một vật thê khi dịch chuyển qua lại một vị trí cân bằng. Với giá cả, biên độ dao động thể hiện số phần trăm của giá có thể tăng hoặc giảm trong giao dịch. Trong chứng khoán, Biên độ dao động giá là khoảng dao động của giá chứng khoán được quy định trong phiên giao dịch. Vậy chúng ta có thể hiểu giá sàn/giá trần của một phiên giao dịch có thể được tính bằng giá tham chiếu cộng/trừ biên độ dao động giá. Với mỗi sàn dao dịch chứng khoán khác nhau thì sẽ có biên đô dao động khác nhau, cụ thể: Ví dụ: giá tham chiếu của cổ phiếu X của sàn HoSE trong ngày Y là 30.000.000VND, biên độ dao động là 7%. Giá trần sẽ là 31.100.000VND, và giá sàn sẽ là 28.900.000VND Với các phiên đầu tiên của một cổ phiếu mới lên sàn, giá tham chiếu là giá tham lý thuyết. Giá này sẽ được công ty chứng khoán quy định căn cứ theo giá cổ phiếu đã được niêm yết của từng công ty, theo từng ngành và được Sở giao dịch đồng thuận. Để tránh tình trạng giá tham chiếu lý thuyết không công bằng, các sàn cũng quy định biên độ dao động rất linh hoạt. Như HoSE là 20%, UPCoM là 30%, và HNX là 30%. Tại Việt Nam, biên độ dao động giá cần được Sở giao dịch chứng khoán quyết định sau khi Uỷ ban chứng khoán nhà nước chấp nhận. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban chứng khoán sẽ ra quyết định điều chỉnh. Đây là cách nhà nước quản lý kinh tế của đất nước. Chứng khoán góp phần không nhỏ vào nền kinh tế nước nhà, và càng ngày càng có nhiều người dân tham gia vào giao dịch chứng khoán, chính điều này khiến Nhà nước phải tham gia bảo vệ và kiểm soát nền kinh tế, tránh hỗn loạn thị trường và dòng tiền. Để dễ theo dõi tới đây của bài đọc, Lingo giúp bạn tổng hợp biên độ dao động của 3 sàn chứng khoán phổ biến nhất ở Việt Nam lại như sau:
Loại chứng khoán HoSE HNX UPCoM
Cổ phiếu
Chứng chỉ quỹ đóng
Chứng chỉ quỹ ETF +/- 7% +/- 10% +/- 15%
Cổ phiếu mới mới lên sàn +/- 20% +/- 30% +/- 40%
Trái phiếu Không quy định Không quy định Không quy định
Trường hợp trả cổ tức và thường bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông sở hữu trong ngày giao dịch không hưởng quyền. Không quy định +/- 30% Không quy định

Cách xem giá trần, giá sàn trên bảng chứng khoán

Sau khi hiểu được khái niệm giá trần, giá sàn và cách tính, Lingo muốn bạn có thể đọc hiểu được sự thể hiện của những con số này trên bảng chứng khoán. Trên bảng giao dịch chứng khoán, các con số giá trần, giá sàn, giá tham chiếu được thể hiện rõ ràng để các nhà đầu tư phân tích. Kèm theo đó, các con số này cũng được thể hiện bằng màu sắc cho dễ phân biệt, sau đây là những màu đã quy định sẵn cho từng loại giá:
Giá trần, giá sàn, gia tham chiếu trên bảng chứng khoán
Ngoài ra màu xanh lá thể hiện sự tăng và màu đỏ thể hiện sự giảm của các con số. Nhà đầu tư có thể dựa vào chúng để tính toán và đưa ra các quyết định mua bán dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, một số công ty chức khoán còn thể hiện sự tăng/giảm mạnh của giá cổ phiếu bằng sự đậm/nhạt của màu sắc các con số. Đặc biệt hơn, phần giá trần sẽ được ký hiểu là CE (Ceiling), và giá sàn sẽ được ký hiệu là FL (Floor).

Quy tắc làm tròn giá trần và giá sàn

Bởi biên độ dao động của các sàn là 7%, 10% và 15%, nhưng trong thực tế khi nhân với các số này thì kết quả sẽ ra số lẻ (đa phần). Vậy nên, chúng ta cần làm tròn, và quy tắc làm tròn giá sẽ được áp dụng trong trường hợp này. Vậy quy tắc làm tròn giá trần, giá sàn được tính như nào? Chúng ta sẽ có 3 trường hợp sau: Trong đó, bước giá là mức giá tăng lên hoặc giảm xuống do các sàn quy định niêm yết mà các nhà đầu tư phải tuân theo. Khi làm tròn giá trị của biên độ dao động cần lưu ý những điều sau: Để hiểu rõ hơn về quy tắc làm tròn, Lingo cung cấp cho bạn 1 ví dụ sau đây: Cổ phiếu của Ngân hàng BIDV tại sàn giao dịch HOSE có giá tham chiếu là 22.4 trên bảng giá chứng khoán (tức 22.400 VNĐ). Do biên độ giao động ở sàn HOSE là 7% nên giá trị của biên độ giao động sẽ là: 22.400 x 7% = 1.568 VNĐ Có thể thấy, giá trị của biên độ giao động này là một số lẻ. Do giá cổ phiếu của BIDV nằm trong khoảng 10.000 đến 50.000 VNĐ nên bước giá tại mỗi lần nhảy phải chia hết cho 50 VNĐ và là 2 giá trị gần nhất liền trước, liền sau giá trị của biên độ này. Như vậy 1.550 và 1.600 VNĐ là 2 giá trị thỏa mãn yêu cầu trên. Tuy nhiên, theo quy định giá trị của biên độ giao động khi làm tròn phải bé hơn so với giá trị ban đầu nên 1.550 VNĐ là giá trị thích hợp nhất. Khi đó: Giá trị tối đa thực của biên độ giao động của mã cổ phiếu BIDV là: 1.550/ 22.400 = 6,92% Giá trần của mã cổ phiếu BIDV là: 22.400 + 1.550 = 23.950 VNĐ Giá sàn của mã cổ phiếu BIDV là: 22.400 – 1.550 = 20.850 VNĐ Tất cả những gì được đề cập trong bài viết này Lingo mong bạn có được thêm thông tin và hiểu biết về giá sàn, giá trần và cách làm tròn, đặc biệt là cách đọc lệnh trong giao dịch chứng khoán sau khi áp dụng. Qua đây Lingo mong có thể giúp các nhà đầu tư mới hiểu hơn về 3 chỉ số giá này. Từ đó có những phân tích, so sánh để đưa ra các quyết định đặt lệnh hợp lý.
Xem thêm: Thu nhập ròng là gì? Cách tính thu nhập ròng chuẩn nhất